☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Đánh gió là một liệu pháp Y học cổ truyền chữa bệnh tuyệt vời

Đánh gió hay cạo gió là một trong những phương pháp trị bệnh lưu truyền trong dân gian với ưu điểm dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả tức thì. Đánh gió vận dụng lý luận bì phu, học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, qua thời gian thâm nhập vào dân gian, cách vận dụng được giản lược để các tầng lớp trong xã hội đều có thể thực hiện được.

Đánh gió hay cạo gió là một trong những phương pháp trị bệnh lưu truyền trong dân gian với ưu điểm dễ thực hiện, an toàn, hiệu quả tức thì

Cơ chế trị bệnh của đánh gió trong y học cổ truyền


Khi cơ thể bị cảm mạo, hoặc tà khí còn nằm ở phần biểu, tà khí vít tắc làm vệ khí lưu thông không được tắc lại sinh ra các chứng đau nhức nóng. Đánh gió làm sơ thông lạc mạch ở biểu, dinh vệ khí lưu thông, khí hành thì huyết hành dẫn đến hoạt huyết hóa ứ, đồng thời tuyên phát khí ở bì mao nên sơ tán được ngoại tà.

Đánh gió được vận dụng trong các pháp trị như: sơ thông kinh lạc, thư cân lý khí, khu phong tán hàn, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết, hóa ứ, tiêu thũng, chỉ thống. Đây cũng là cơ sở chính để mang đánh gió từ dân gian trở về nguyên bản y học cổ truyền là một phương pháp trị liệu không dùng thuốc.

Đánh gió được vận dụng trong các pháp trị như: sơ thông kinh lạc, thư cân lý khí, khu phong tán hàn, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết, hóa ứ, tiêu thũng, chỉ thống

Hệ thống kinh lạc bao gồm các kinh lạc nổi, kinh lạc chìm và hệ thống kinh cân. Phương pháp đánh gió tác động chủ yếu lên phần kinh lạc nổi và kinh cân mà biểu hiện trực quan thông qua phần da, các mô dưới da và cơ. Khác với châm cứu tập trung điều chỉnh lên các huyệt cần sự chính xác gần như tuyệt đối, đối tượng đánh gió tác động là vùng cơ thể.

Bệnh theo y học cổ truyền được biện chứng theo bát cương, trị bệnh theo bát pháp (gồm: hãn, thổ, hạ, hòa,  ôn, tiêu, bổ), đánh gió là phương pháp thuộc nhóm trị nhiệt bệnh chủ yếu do ngoại tà xâm nhập; bài xuất nhiệt độc trong cơ thể.

Thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán y học cổ truyền, đánh gió cũng là một phương pháp điều chỉnh cơ thể, tạng phủ thông qua kinh lạc của tạng phủ đi qua vùng trị liệu. Mặc khác, biểu hiện sau khi giác sẽ cung cấp thêm thông tin để củng cố lý luận biện chứng của chẩn đoán. Cụ thể, tổn thương tạng phủ có thể được biểu hiện trong da, vùng đánh gió có những thay đổi màu sắc phản ánh tình trạng bệnh được đề cập trong “Hoàng đế nội kinh tố vấn - bì bộ luận”: vùng da xanh biểu hiện của đau, vùng da đen biểu hiện của tê liệt (tí), vàng hoặc đỏ biểu hiện của nóng, da sắc trắng trong khi đánh gió tức có hàn; do đó cần quan sát tỉ mỉ sự thay đổi màu sắc của da để chẩn đoán bệnh.

Trong những năm gần đây, liệu pháp đánh gió cũng đã nhận được sự chú ý, phạm vi áp dụng liệu pháp cũng dần dần được mở rộng như sốt, nhức đầu, ho, nôn mửa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, đau vai, phong hàn thấp tý, di chứng tai biến mạch máu não, bong gân cấp tính, đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống thắt lưng, suy dinh dưỡng, khó tiêu, mất cảm giác ngon miệng, thậm chí được dùng trong thẩm mỹ, giảm cân.

Đánh gió cũng tương tự như các phương pháp y học cổ truyền khác, chú trọng điều chỉnh cá thể, mỗi người có một thể chất khác nhau. Theo “Linh khu” phân âm dương có 25 dạng thể tạng, mỗi dạng có cấu trúc da dày mỏng, từng vùng các bó cơ nhiều ít, tạng phủ cương nhu khác nhau nên tùy thể trạng, vùng cần đánh gió khác nhau.

Đánh gió cũng tương tự như các phương pháp y học cổ truyền khác, chú trọng điều chỉnh cá thể, mỗi người có một thể chất khác nhau

Những điều cần lưu ý


Những điều cần lưu ý khi đánh gió như:

⊗Không lạm dụng đánh gió liên tục, vì sẽ dễ gây tổn hại các cấu trúc mô da, không chỉ không giúp giảm mệt mỏi mà còn làm tăng gánh nặng bệnh trên cơ thể. Đánh gió gây tình trạng sung huyết tùy mức độ ảnh nhìn chung mất thẩm mỹ.

⊗Những đối tượng không nên đánh gió như: da quá mỏng hoặc da mất độ dàn hồi. Da nổi mẩn đỏ, sưng, nóng, đau như viêm da herpes, mụn, nhọt… hoặc nguy cơ tổn thương cấu trúc da như vết trầy xước, lở loét, nhiễm trùng da.

⊗Giãn tĩnh mạch của chi dưới nên hạn chế, hoặc phải thận trọng trong thao tác chú ý lực nhẹ hơn và hướng của đánh gió nên thực hiện từ dưới lên trên.

⊗Bệnh kéo dài, suy kiệt, huyết áp thấp, hạ đường huyết, suy nhược quá mức và căng thẳng sợ đau. Suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề nghiêm trọng. Bệnh nhân hemophilia, giảm tiểu cầu.

⊗Gãy xương hoặc trong quá trình liền xương. Sẹo phẫu thuật cũng nên được đánh gió sau hai tháng.

⊗Bụng dưới của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị trầy xước và vùng bụng của thai phụ.

>>>Xem thêm: Cách làm giảm đau cột sống lưng khi mang thai

Đến với Y Thuật Gia Bảo, bạn sẽ được chữa trị tận gốc bằng phép trị liệu nắn chỉnh xương khớp , hồi phục lại sự cân bằng của  cơ thể, phát huy sinh lực của con người, loại trừ tận gốc mầm mống gây bệnh, nên nó còn được gọi là “phép trị liệu nguyên nhân” hay “phép trị liệu căn bản”. Quy trình điều trị sử dụng nhiều kĩ thuật từ bàn tay tác động lên 8 vị trí xương khớp (cổ, vai, gáy, ngực, lưng, hông, chân, tay) kèm với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp như chườm gan, thận bằng đá nóng tích tụ năng lượng núi lửa và đắp mặt nạ Nha Đam – Lô Hội giúp cải thiện và trẻ hoá da mặt.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn đặt lịch thử miễn phí tại Viện Y thuật Ứng Dụng Gia Bảo - 212 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline 0984.711.502

chưa trị xương khơp đông y


Tin cùng chuyên mục

Video hướng dẫn tập luyện cùng bóng chữa đau lưng, đau cổ vai gáy Video hướng dẫn tập luyện chữa đau cơ mông hình lê hội chứng Piriformis Bài tập và trị liệu cho hội chứng đau Cơ mông hình lê - Piriformis Top 5 động tác tự tập dễ dàng chữa đau lưng Hướng dẫn ấn huyệt giảm cân cho phụ nữ Top 6 động tác tự tập chữa đau mỏi vai gáy Top bí quyết đơn giản sử dụng hoa lá chăm sóc sức khỏe tại nhà Công dụng tuyệt vời của đá Sauna Phương pháp massage chân tại nhà mỗi ngày CÁCH LÀM GIẢM ĐAU CỘT SỐNG LƯNG KHI MANG THAI