☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Sơ đồ huyệt bàn chân và phương pháp bấm huyệt chữa bệnh nhanh chóng hiệu quả

Sơ đồ huyệt bàn chân và cách bấm huyệt bàn chân trị “bách” bệnh hiệu quả tốt. Có thể nói xoa bóp bấm huyệt bàn chân là một trong những phương pháp điều trị khá nổi tiếng. Không chỉ thư giãn gân cốt, thông kinh hoạt lạc mà bấm huyệt ở bàn chân còn có thể tăng cường sức đề kháng, phòng và chữa rất nhiều bệnh lý.

Sơ đồ huyệt bàn chân trên cơ thể người

Theo quan niệm của Đông Y cổ, cũng như Y học Hiện đại đã chứng minh rằng:
Chân, cụ thể là lòng bàn chân, giống như một sơ đồ thu nhỏ của cơ thể
Các huyệt ở chân có mối quan hệ vô cùng mật thiết với các cơ quan phủ tạng. Cụ thể là:
  • Gan, tì liên quan đến ngón cái. Ngoài ra, gan còn liên quan đến ngón chân thứ 4. Xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng táo bón, đau mỏi lưng.
  • Thận có mối quan hệ với lòng bàn chân.
  • Bàng quang liên hệ mật thiết đến mu ngón út. Huyệt đạo ở vùng này có thể hỗ trợ tốt chứng bí tiểu, tiểu buốt/són.
  • Dạ dày liên quan tới mu ngón chân thứ 2. Bấm huyệt ở vùng này có thể trị chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra khi bấm các huyệt ở lòng bàn chân, mu bàn chân và vùng quanh bàn chân còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Dựa trên sơ đồ huyệt bàn chân cùng các công dụng của nó mà chúng ta chọn sử dụng huyệt nào tùy vào bệnh tương ứng.

CÁC HUYỆT ĐẠO Ở BÀN CHÂN

SƠ ĐỒ HUYỆT ĐẠO Ở BÀN CHÂN VÀ CÔNG DỤNG

Trên thực tế, chân tập trung rất nhiều huyệt khác nhau trong tổng số hơn 300 huyệt đạo trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thường sử dụng khoảng 20 huyệt đạo trên chân trong trị liệu. Trong sơ đồ huyệt đạo bàn chân đó, có 6 huyệt đạo thông dụng nhất thường dùng.

6 HUYỆT ĐẠO THÔNG DỤNG NHẤT TRÊN BÀN CHÂN
Tên huyệtVị tríCông dụngCách xoa bóp bấm huyệt
Huyệt Thương khâuNằm ở ngay gần dưới hỗm mắt cá chân phía trongHỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn nao, viên ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy, táo bón và các bệnh khác. Huyệt này có khả năng dưỡng Lá lách, giúp khi huyết đi từ là lách đến các kinh mạch và ngược lạiBấm huyệt và giữa trong khoảng 3 phút, đến khi có cảm giác tê mỏi là được. Thực hiện 3-5 lần hàng ngày, lần lượt 2 chân
Huyệt Dũng tuyềnĐây là một trong những huyệt gan bàn chân. Huyệt dưới lòng bàn chân này nằm ở điểm thấp nhất của cơ thể, ở giữa gan bàn chân khoảng 1/3 về phía trướcCó tác dụng dưỡng thận rất tốt. Giúp giải động thận, điều hòa cơ thểVì đây là 1 tong 36 yếu huyệt nên khi bấm huyệt, cần phải sử dụng lực hợp lý. Ấn và day huyệt nhẹ nhàng bằng ngón tay cái khoảng 5 phút mỗi ngày. Thực hiện trước 5-7h sáng là thích hợp và hiệu quả nhất. Trước khi bấm huyệt, bạn nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.
Huyệt Thái xungHuyệt này nằm ở mu bàn chân. Từ khe ngón chân cái và ngón áp cái đo lên hai thốnHuyệt vị này có liên quan mật thiết đến điều dưỡng hoạt động của gan. Bấm huyệt Thái xung giúp điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, bí tiểu, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen phế quản, đau khớp cổ chânSử dụng ngón cái với lực nhẹ vừa phải, bấm huyệt trong khoảng 4 phút đến khi thấy hơi đau thì dừng lại
Huyệt Bát phongBát phong là huyệt ngoài kinh, bao gồm 8 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chânĐiều trị các triệu chứng viêm các đốt ngón chân, cước chânBấm và day từng huyệt trong khoảng 1 phút mỗi huyệt khi có hiện tượng viêm và cước chân
Huyệt Nội ĐìnhHuyệt này nằm trên mu bàn chân. Bạn đo từ kẽ ngón chân cáp cái và ngón giữa lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốnĐiều trị các chứng đau răng hàm dưới, đầy bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII, chảy máu cam, sốt caoBấm giữ huyệt khoảng 1-3 phút. Bấm nhẹ nhàng tuần tự từng chân
Huyệt Giải KhêNằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cáiHỗ trợ điều trị chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân,đau dây thần kinh toạẤn đồng thời day huyệt nhẹ nhàng khoảng 1-3 phút tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý.
Bên cạnh bấm các huyệt ở bàn chân, các chuyên gia còn kết hợp với các động tác xoa bóp thư giãn đôi chân để nâng cao hiệu quả của bấm huyệt

Huyệt thương khâu và thái xung


BẤM HUYỆT KẾT HỢP XOA BÓP THƯ GIÃN BÀN CHÂN

Để đem lại kết quả như mong đợi, chỉ thực hiện các cách bấm huyệt chân thôi là chưa đủ. Các liệu pháp xoa bóp, thư giãn giảm đau chân mỏi gối là rất cần thiết. Vừa giúp thông kinh hoạt lạc, vừa giảm căng cứng và tăng tác dụng trong trị liệu. Có rất nhiều hình thức khác nhau chúng ta có thể sử dụng như:

1. Xoa bóp

Đây là hình thức thư giãn đôi chân vô cùng cần thiết trước và sau khi bấm huyệt. Nó giống như “bước đệm” để cơ thể không bị bỡ ngỡ trước và sau khi tác động bởi ấn day huyệt. Xoa bóp đôi chân cần thực hiện ở cả mu bàn chân và gan bàn chân. Cách này cũng có thể áp dụng cho những bệnh nhân phù chân.

a. Xoa bóp mu bàn chân:

– Đầu tiên, bạn ngồi trong tư thế: chân trái co, đầu gối gấp lại, bàn chân đặt áp bằng trên ghế.
– Sau đó, dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân. Tay trái xoa dọc khớp cổ chân khoảng 20-30 lần.
– Tiếp theo, dùng hai ngón cái và trỏ, bóp nhẹ các ngón chân và day các kẽ ngón chân khoảng 5 phút. Rồi ấn dọc lên mu bàn chân nhẹ nhàng.
– Vỗ nhẹ lên mu bàn chân bằng lòng bàn tay.
– Day ấn các huyệt trên bàn chân như: Giải khê, Thái xung… Mỗi lần ấn khoảng 1 phút mỗi huyệt hoặc hơn tùy mức độ.

Bạn đổi sang chân còn lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ thấy hiệu quả rất bất ngở.

Xoa bóp mu bàn chân

b. Xoa bóp gan bàn chân:

– Đầu tiên, ngồi trong tư thế: Chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Tay trái giữ lấy bàn chân còn tay phải áp sát vào gan bàn chân.
– Xoa và xát dọc bàn chân khoảng 20 lần. Bắt đầu nhẹ nhàng sau đó tăng dần tốc độ và cường độ, sao cho chân cảm thấy ấm nóng là được.
– Sau đó, bạn sử dụng hai ngón tay: ngón cái và ngón trỏ, bóp kết hợp nắm nhẹ các ngón chân. Rồi bóp cả bàn chân chuyển dần xuống gót. Bóp như vậy khoảng 5 phút
– Tiếp theo, bạn bấm huyệt ở lòng bàn chân. Sử dụng đầu ngón cái bấm huyệt vuông góc. Kết hợp ấn và day huyệt nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
– Kết thúc với xoa nhẹ lòng bàn chân.
Ngoài xoa bóp, bạn cũng có thể sử dụng hình thức đi bộ bằng chân đất trên sỏi nhỏ, hoặc dép massage.

Cách này cũng có khả năng tác dụng lên gan bàn chân giống như bấm huyệt xoa bóp.

2. Ngâm chân:

Ngâm chân đơn giản với nước ấm nóng hoặc ngâm với thảo dược cũng là cách rất tốt hỗ trợ điều trị các bệnh của cơ thể. Một số loại dược liệu thường được sử dụng là: Lá ngải cứu, lá xương rộng, lá gừng, lá tre, lá lốt, muối… hoặc kết hợp một số hoặc tất cả các loại lại với nhau.

Tác dụng: Điều trị tê cứng, lạnh chân, cước chân, các bệnh tê thấp, bệnh khớp.
– Cách thức: Bạn đun nước (cùng thảo dược). Khi nước còn nóng, bạn đặt chân cách mặt nước một khoảng vừa đủ, sao cho không bị bỏng nhưng vẫn hấp thụ được hơi nước bốc lên. Khi nước giảm nhiệt, bạn từ từ đặt cả bàn chân vào thau nước ngâm. Ngâm đến khi hết nóng thì dừng lại.
Trong khi ngâm chân, bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng đôi chân. Hoặc vuốt nước massage lên cẳng chân và bắp chân.

Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp các hai phương pháp ngâm chân lại với nhau theo thứ tự: Ngâm chân sau đó massage xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp với bấm huyệt đạo bàn chân. Thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy tác dụng đáng ngạc nhiên của phương thức trị liệu này.

Ngâm chân thảo dược

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI XOA BÓP VÀ BẤM CÁC HUYỆT BÀN CHÂN

Khi xoa bóp bấm huyệt trên chân, ngoài nắm rõ sơ đồ huyệt bàn chân, bạn còn cần biết một số lưu ý quan trọng dưới đây:

TUYỆT ĐỐI KHÔNG:

⊗Không thực hiện bất cứ tác động đối với bàn chân ngay sau khi ăn no hoặc sau khi uống rượu. Nếu muốn, bạn chỉ nên bấm huyệt massage chân sau ăn ít nhất 1h.

⊗Không bấm huyệt hoặc xoa bóp nếu trên bàn chân bị viêm nhiễm hoặc có thương tích.

⊗Không xoa bóp, bấm huyệt đến mức làm chân hoặc bộ phần nào đó có cảm giác đau.

⊗Không dừng việc sử dụng thuốc uống nếu bạn là một trong một số trường hợp như cao huyết áp, huyết áp thấp

⊗Không thực hiện bấm huyệt xoa bóp bàn chân khi đang sốt, mắc các bệnh ung thư, bệnh tim cấp tính, bệnh truyền nhiễm, viêm gan cấp, xuất huyết não, viêm thận cấp, phụ nữ có thai, hành kinh…

Massage chân

CHẮC CHẮN CẦN:

√ Điều đầu tiên cần nhớ là sơ đồ huyệt đạo bàn chân, công dụng/tác dụng của từng huyệt vị, cách bấm huyệt bàn chân…

√ Bấm huyệt mát xa bàn chân sau khi tắm, sau khi vận động nhẹ nhàng sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn.

√ Bấm huyệt chân trái trước chân phải sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thực hiện các cách bấm huyệt bàn chân trị bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả. Ghi nhớ sơ đồ huyệt đạo bàn chân và công dụng và cách thức thực hiện tương ứng, không chỉ duy trì được sự dẻo dai của đôi chân, mà còn cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Ngoài ra bạn có thể sử dụng ghế massage chân để xoa bóp chân cho hiệu quả. 

Đến với Y Thuật Gia Bảo, bạn sẽ được chữa trị tận gốc bằng phép trị liệu nắn chỉnh xương khớp , hồi phục lại sự cân bằng của  cơ thể, phát huy sinh lực của con người, loại trừ tận gốc mầm mống gây bệnh, nên nó còn được gọi là “phép trị liệu nguyên nhân” hay “phép trị liệu căn bản”. Quy trình điều trị sử dụng nhiều kĩ thuật từ bàn tay tác động lên 8 vị trí xương khớp (cổ, vai, gáy, ngực, lưng, hông, chân, tay) kèm với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp như chườm gan, thận bằng đá nóng tích tụ năng lượng núi lửa và đắp mặt nạ Nha Đam – Lô Hội giúp cải thiện và trẻ hoá da mặt.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn đặt lịch thử miễn phí tại Viện Y thuật Ứng Dụng Gia Bảo - 212 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline 0984.711.502

chưa trị xương khơp đông y


Tin cùng chuyên mục

Video hướng dẫn tập luyện cùng bóng chữa đau lưng, đau cổ vai gáy Video hướng dẫn tập luyện chữa đau cơ mông hình lê hội chứng Piriformis Bài tập và trị liệu cho hội chứng đau Cơ mông hình lê - Piriformis Top 5 động tác tự tập dễ dàng chữa đau lưng Hướng dẫn ấn huyệt giảm cân cho phụ nữ Top 6 động tác tự tập chữa đau mỏi vai gáy Top bí quyết đơn giản sử dụng hoa lá chăm sóc sức khỏe tại nhà Công dụng tuyệt vời của đá Sauna Phương pháp massage chân tại nhà mỗi ngày CÁCH LÀM GIẢM ĐAU CỘT SỐNG LƯNG KHI MANG THAI