Huyệt Côn Lôn
CÔN LÔN
Tên Huyệt:
Côn Lôn là tên 1 ngọn núi. Huyệt ở gót chân có hình dạng giống như ngọn núi đó, vì vậy gọi là Côn Lôn (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Côn Luân, Hạ Côn Lôn, Hạ Côn Luân.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 60 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Ho?a.
Vị Trí:
Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Giải Phẫu:
Dưới da là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc L5.
Tác Dụng:
Khu phong, thông lạc, thư cân, hóa thấp, bổ Thận, lý huyết trệ ở bào cung.
Chủ Trị:
Trị khớp mắt cá và tổ chức mềm chung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới liệt, nhau thai không xuống.
Châm Cứu:
+ Châm thẳng tới Thái Khê hoặc 1 bên ngoài mắt cá, sâu 0, 5-1 thốn.
+ Khi trị tuyến giáp sưng, châm xiên hướng mũi kim đến huyệt Phụ Dương.
+ Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
Ghi Chú: Có thai không châm.
Tham Khảo:
( “Mắt hoa, đầu nhức chịu không nổi, châm bổ dưới mắt cá chân ngoài (Côn Lôn) [lưu kim]”(LKhu.28, 48).
(“Phụ nữ thụ thai khó hoặc thai không ra: huyệt Côn Lôn chủ trị ”(Giáp Ất Kinh).