☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Huyệt Phục Lưu

PHỤC LƯU
 
Tên Huyệt:
Mạch khí của kinh Thận khi đến huyệt Thái Khê thì đi thẳng lên rồi quay trở về phía sau mắt cá chân trong 2 thốn và lưu ở đấy, vì vậy gọi là Phục Lưu (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Ngoại Du, Ngoại Mạng, Ngoại Mệnh, Phục Bạch, Xương Dương.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LK2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Thận.Phục lưu châm cứu huyệt Phục lưu
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim, huyệt Bổ.
 


Vị Trí:


Giữa mắt cá chân trong và gân gót (huyệt Thái Khê (Th.3) đo thẳng lên 2 thốn, trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
 


Giải Phẫu:


Dưới da là khe giữa bờ trên gót chân, mặt sau cơ gấp dài ngón chân cái, mặt sau đầu dưới xương chầy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
 


Tác Dụng:


Thanh thấp nhiệt, lợi Bàng quang, tư Thận, nhuận táo, điều Thận khí, khư? thấp, tiêu trệ.
 


Chủ Trị:


Trị lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, Thận viêm, tinh hoàn viêm.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 8 - 1, 2 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
 


Tham Khảo:


(Thiên ‘Tạp Bệnh’ ghi: “Cổ họng khô, trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu âm [huyệt Bổ của kinh Túc Thiếu Âm - Phục Lưu] (LKhu.26, 5).
(Thiên ‘Khẩu Vấn’ ghi: “...Nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, châm bổ kinh túc Thiếu Âm [Phục Lưu] (LKhu.28, 26).

Tin cùng chuyên mục

Tất cả Kiến thức đầy đủ về Huyệt tra theo Vần Huyệt Y Xá Huyệt Y Hy Huyệt Xung Môn Huyệt Xung Dương Huyệt Xích Trạch Huyệt Vị Thương Huyệt Vị Du Huyệt Vân Môn Huyệt Uyên Dịch