☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng cách nào

Chúng ta có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm được không, và bằng cách nào thưa bác sĩ Tấn Sĩ? Những động tác nào trong sinh hoạt thường ngày gây ảnh hưởng xấu đến cột sống thắt lưng ạ?
ThS.BS Chu Tấn Sĩ
ThS.BS Chu Tấn Sĩ

Bệnh viện Nhân dân 115

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Thông thường thì thoát vị đến sau một quá trình thoái hóa, vậy nên làm gì để quá trình thoái hóa chậm lại và diễn ra ở một tốc độ chậm hơn thì sẽ tránh được thoát vị đĩa đệm. Để phòng tránh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, ngay trong quá trình làm việc của mình là lúc trẻ phải tuân thủ các tư thế làm việc sao cho tốt nhất.

Trong sinh hoạt hay lao động, chúng ta nên tránh mang vác vật nặng mà lệch ra khỏi trục của cơ thể, ví dụ như khom lưng nâng một vật nặng lên thì hoàn toàn lệch trục. Các nhà vật lý đã phân tích: khi nâng một vật lên mà lệch trục khỏi cơ thể, trọng lượng của nó có thể nặng hơn tới 40- 50 lần so với vật đó được nâng nằm trục cơ thể. Do đó những người lao động mang tính thủ công, lao động nặng, hay khiêng vác làm cho trục của cuộc sống vẹo đi, rất dễ diễn tiến thoái hóa sớm và gây nên những tổn thương đĩa đệm sớm hơn cái lứa tuổi đã được thống kê.

Còn người làm việc ở văn phòng thì nên ngồi ở tư thế vuông góc 90 độ với trục cột sống, đừng để cột sống bị quằn xuống, bị cong xuống trong suốt quá trình làm việc. Khoảng 30 phút hoặc 1 giờ phải đứng lên làm những động tác thể dục tại chỗ để làm giảm áp lực thì quá trình thoái hóa sẽ giảm đi.

Thân mến.

ThS.BS Chu Tấn Sĩ

  •  Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115
  •  Ngoại thần kinh
  •  Bệnh viện Nhân dân 115
  • Quá trình đào tạo:

    - Tốt nghiệp trường Y khoa năm 1989

    - Bằng Thạc sĩ y khoa chuyên ngành Phẫu thuật Thần kinh, Đại học Y dược TPHCM

    - Văn bằng Đào tạo chuyên sâu Phẫu thuật Thần kinh (Diplôme d'AFSA de Neurochirurgie), cấp tại Đại học Clermont-Ferrand I, Cộng hòa Pháp

    - Chứng chỉ Phẫu thuật Thần kinh Stereotaxy (Neurochirurgie stereotaxique), cấp tại Đại học Clermont-Ferrand I, Cộng hòa Pháp

    Quá trình công tác:

    - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 (từ năm 2009 đến nay)

    - Giảng viên bộ môn Phẫu thuật Thần kinh tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

    - Được nhận danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

    Tham gia các hiệp hội chuyên môn:

    - Ủy viên Ban chấp hành Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam

    - Hội viên Hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới

    - Hội viên Hội Cột sống Bắc Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Các hoạt động hàng ngày cần tránh với thoát vị đĩa đệm 3 bài tập thoát vị đĩa đệm đứng hoặc ngồi 3 dấu hiệu nhận biết bạn có đĩa bị trượt hoặc phồng Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng và cổ Cấu tạo của một đĩa thoát vị Đĩa thoát vị, dây thần kinh bị chèn ép, đĩa phồng ... là gì? Đau lưng trên từ một đĩa thoát vị lồng ngực Đau lưng trên từ một đĩa thoát vị lồng ngực Hiểu chẩn đoán lâm sàng của đĩa đệm thoát vị Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm