Huyệt Kinh Cừ
KINH CỪ
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở rãnh (cừ) mạch quay và gân cơ tay, giống như cái rạch ở giữa 2 đường kinh, vì vậy gọi là Kinh Cừ.
Tên Khác:
Kinh Cự.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Ba?n Du’ (L.Khu 2).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 8 của kinh Phế.
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt quan trọng để phát hãn.
Vị Trí:
Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dưới xương quay.
Giải Phẫu:
Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong), gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Chủ Trị:
Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên 0, 3 - 0, 5 thốn - Ôn cứu 3 - 5 thốn.
Ghi Chú:
(Tránh châm sâu vào xương và động mạch.
(“ Không cứu vì có thể a?nh hưởng đến thần minh” (Giáp Ất Kinh).
Danh mục blog
- Giới thiệu
- Tin trị liệu
- Nhật ký khách trị liệu
- Dịch vụ Trị liệu
- Kiến thức Trị liệu
- Tư vấn
- Đào tạo - Tuyển dụng