☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Viêm Màng Cơ Bàn Chân (Plantar Fasciitis)

Màng Cơ Bàn Chân (plantar fascia), còn gọi là "Gân ban chân", là một tấm màng cơ (fascia) ở lòng bàn chân, trải dài từ gót chân đến các ngón chân, và giữ vai trò miếng đệm cho bàn chân khi đi đứng. Nếu vì một lí do gì mà tấm gân này bị căng thẳng quá độ và bị hư tổn thì xảy ra chứng đau ở lòng bàn chân khi đứng dậy bước đi. Chứng đau giảm bớt sau khi đi đứng một thời gian, nhưng nếu đi đứng nhiều thì chứng đau trở lại mỗi khi đứng dậy. 

Viêm Màng Cơ Bàn Chân (Plantar Fasciitis)


Nguyên nhân: Để điều trị có hiệu quả lâu dài chứng Viêm Màng Cơ Bàn Chân (plantar fasciitis) thì cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng căn nguyên, như:

- Mập phì (cân quá nặng, khiến cho tấm gân lòng bàn chân phải chịu sức nặng quá mức.

- Vận động bàn chân quá nhiều và quá mạnh, như nhảy múa.

- Lòng bàn chân quá phẳng hoặc quá cong, khiến cho tấm gân bàn chân bị chấn động nhiều mỗi khi đi đứng.

- Mang giầy không vừa, khiến cho cách đi đứng không được tự nhiên và vì vậy các thành phần của tấm gân bàn chân làm việc không đồng đều.

- Đi đứng lâu trên đất cứng (như trong trường hợp các nhân công hay giáo viên phải đứng nhiều giờ trong ngày).

- Tuổi tác: chứng viêm gân bàn chân thường xảy đến ở những người ở lứa tuổi 40-60.

Viêm Màng Cơ Bàn Chân (Plantar Fasciitis)

Ảnh minh họa: Viêm màng gân lót bàn chân

Biến chứng: Nếu chứng viêm màng cơ bàn chân gây đau nhức lâu ngày và khiến cho việc đi đứng khó khắn và không được tự nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác và gây đau đầu gối, đau hán hay đau thắng lưng.

Chẩn đoán: Bác Sĩ có thể chẩn đoán chứng Viêm Gân Bàn chân bằng cách dựa vào các triệu chứng do bệnh nhân kể và khám bằng cách quan sát cách bệnh nhân đi đứng và dùng tay sờ, nắn, bóp bàn chân của bệnh nhân. Bác sĩ có thể cho chụp hình Tia X bàn chân hoặc chụp MRI nếu nghi ngờ có bị gảy xương hay một bệnh xương gì khác.

Điều trị:

1. Dùng thuốc: Thông thường thì sau khi bớt giảm đi đứng lâu và dùng thuốc chống viêm như ibuprofen hay naproxen trong vài ngày thì chứng đau thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu nguyên do gây tổn thương cho tấm gân tái diễn thì chứng đau cũng tái phát.

2. Chuyên viên Vật lí Trị liệu có thể chỉ dẫn cách cách vận động bàn chân để căng tấm gân bàn chân và gân (tendon) ở gót chân (Achilles tendon), và tập cho các bắp thịt ở chân được khỏe mạnh hơn.

3. Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một cái nẹp (spint) mang vào chân ban đêm để giữ cho lòng bàn chân và gân gót chân được căng thẳng trong đêm, giúp cho tấm gân bàn chân được kéo dài ra.

4. Dùng một miếng đệm để chêm dưới gót hay lòng bàn chân để giúp giảm bớt chấn động đến tấm gân bàn chân.

5. Tiêm thuốc steroid trong những trường hợp đau nhức dữ dội không thuyên giảm bằng những phương pháp kể trên. Không nên tiêm chất steroid nhiều lần vì có thể làm cho tấm gân bàn chân bị hư tổn thêm và bị rách.

6. Giải phẫu để tách rời tấm gân bàn chân khỏi gót chân: chỉ sử dụng trong những trường hợp không đạt được hiệu quả với những phương pháp kể trên vì sẽ làm cho vòm bàn chân (arch) bị yếu đi.

Phòng ngừa:

1. Tránh những vận động thường xuyên gây chấn động đến lòng bàn chân

2. Mang giầy vừa với chân và có nâng đỡ lòng bàn chân

3. Tránh đi đứng trên nền cứng quá lâu. Nếu phải đứng lâu thì nên đứng trên một tấm thảm mềm.

Tin cùng chuyên mục

Giải phẫu cơ mông Giải phẫu cơ háng Giải phẫu chi tiết cơ vận động khi tập Yoga Cơ cắn masseter Giải phẫu chi tiết cơ mặt Giải phẫu chi tiết các cơ đầu mặt Giải phẫu các cơ nhai( masticatory muscles) Giải phẫu chi tiết cơ cẳng tay Giải phẫu cơ bàn tay Giải phẫu cơ cẳng tay