☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Giải phẫu 3d xương chẩm

Xương chẩm occipital bone tiếng anh đọc là occipital  /ɑːkˈsɪp.ɪ.t̬əl/ bone  /bəʊn/

Xương chẩm là 1 trong 8 xương chính của hộp sọ, phủ lên thùy chẩm và đại não. Xương chẩm tạo nên phần sau của nền và vòm sọ. 

Xương chẩm gồm 3 phần vây quanh lỗ lớn xương chẩm. Lỗ lớn là nơi hành não liên tiếp với tủy sống. Trước lỗ lớn là phần nền( pars basilaris), hai bên là các phần bên(pars lateralis) và ở sau gọi là trai chẩm( squama occipitalis).

Mặt trên phần nền dốc đứng và được gọi là dốc. Trên mỗi phần bên có một lồi cầu chẩm tiếp khớp với mặt trên của khối bên đốt đội và một ống thần kinh hạ thiệt, nơi đi qua của thần kinh sọ XII

Mặt sau trai chẩm có ụ chẩm ngoài ở giữa và các đường gáy ở mỗi bên. Giữa mặt trước trai chẩm có ụ chẩm trong.Gờ xương từ ụ này đi tới lỗ chẩm là mào chẩm trong, còn rãnh hai rãnh kế tiếp nhau từ ụ chạy sang hai bên là rãnh xoang ngang và rãnh xoang sigma. Rãnh xoang ngang ngăn cách hai hố ở mặt trong trai chẩm: hố đại não ở trên và hố tiểu não ở dưới.

Hình ảnh từ trên xuống của xương chẩm, cho thấy các phần chính của xương này được sắp xếp xung quanh lỗ chẩm( foramen magnum)

Mặt trước của xương chẩm.
Đặc điểm đặc trưng của bề mặt bên trong có bề mặt hình chữ thập - nằm giữa các ấn tượng xương lớn gây ra bởi tiểu não (Foa cerebellaris) và bán cầu đại não (Foa brainis).

Chế độ xem iso của xương chẩm, cho thấy rất nhiều rãnh răng được tạo ra bởi các xoang tĩnh mạch đi dọc theo bề mặt bên trong của xương này.

Mặt lưng của xương chẩm. Các tính năng nổi bật của bề mặt bên ngoài của vãy là u cục, điểm dễ dàng sờ thấy tiếng trong phép đo sọ đầu như inion .

 

 

Xương chẩm tại chỗ & ngoại vị . Xoay 360 °.

Vỡ xương chẩm

Vỡ xương chẩm là tình trạng nứt, gãy, tổn thương xương chẩm. Tùy thuộc vào lực và vị trí tác động mà vỡ xương chẩm được phân thành 2 loại là: vỡ xương chẩm kín (da không bị rách, xương không lộ ra ngoài) và vỡ xương chẩm hở (da bị rách và xương lộ ra ngoài).

Chấn thương vỡ xương chẩm sau gáy xảy ra khi có lực tác động đủ mạnh phá vỡ xương chẩm. Bất kỳ loại tác động nào lên đầu đều có thể gây vỡ xương chẩm như: ngã xuống và va chạm mặt đất, một vật rơi trúng đầu, chấn thương đầu trong một tai nạn xe hơi hoặc bất kỳ loại chấn thương nào khác ở vùng đầu.

Biểu hiện vỡ xương chẩm

Các biển hiện và triệu chứng phổ biến của vỡ chẩm là:

– Chảy máu từ vết thương, mũi, tai hoặc xung quanh mắt.

– Dịch đẫm máu hoặc trong suốt chảy ra từ tai hoặc mũi

– Bầm tím dưới mắt hoặc sau tai.

– Các thay đổi của đồng tử: không phản ứng với ánh sáng, kích thước không đồng đều.

– Nhức đầu.

– Co giật.

– Buồn nôn và nôn ói.

– Lẫn lộn.

– Khó giữ thăng bằng. 

– Buồn ngủ.

– Mất ý thức.

– Líu lưỡi.

– Rối loạn thị giác.

– Cứng cổ.

– Bứt rứt, khó chịu.

Các biểu hiện và triệu chứng cần đưa người bệnh đi khám bác sĩ ngay:

– Có một vật nhô ra từ hộp sọ.

– Dịch trong suốt chảy ra từ tai hoặc mũi. 

– Máu không ngừng chảy từ vết thương, mũi hoặc tai ngay cả khi ấn mạnh trực tiếp vào các vị trí này.

– Có vấn đề về lưu thông máu hoặc hơi thở.

– Chảy máu, sưng mặt hoặc bầm tím.

– Có nhiều thương tích, co giật, bất tỉnh.

Hậu quả vỡ xương chẩm

Các mảnh xương chẩm vỡ có thể gây rách mạch máu, làm chảy máu trong não hoặc rò rỉ dịch não tủy và nhiều tổn hại tiềm ẩn cho não.

Do đó, nếu nghi ngờ bị vỡ xương chẩm, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xử trí khi vỡ xương chẩm

Trường hợp gặp bệnh nhân bị vỡ xương chẩm, bạn nên gọi ngay cấp cứu. Trong khi chờ đợi sự trợ giúp từ y tế, bạn nên thực hiện một số việc sau:

– Không di chuyển người bị thương trừ khi thực sự cần thiết để tránh tình trạng càng thêm nghiêm trọng.

– Cầm máu: Áp dụng áp lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch.

– Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương bị dính lại. Cố định xương chẩm bị gãy bằng cách nẹp ở hai bên vị trí gãy xương. 

– Điều trị sốc: Nếu người bệnh xỉu hoặc thở bằng hơi thở ngắn và nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn đồng thời hãy nâng cao chân.

Điều trị vỡ xương chẩm

Việc điều trị vỡ xương chẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sức khỏe, tuổi tác, lịch sử y tế của người bệnh, loại vỡ xương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. 

1. Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp gãy xương chẩm kín nhẹ và đơn giản. 

Vỡ xương chẩm kín thường không cần điều trị đặc hiệu vì xương chẩm phần lớn sẽ tự lành, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương chẩm hở, nặng, phức tạp và nghiêm trọng. 

Vỡ xương chẩm hở có thể cần phẫu thuật để lấy bỏ mảnh xương vỡ nếu có rò dịch não tủy và độ dày của xương chẩm lớn hơn phần xương vỡ bị đè ép.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để ngăn chặn nhiễm trùng trong trường hợp các vết thương hở, bầm dập và chảy máu nhiều.

Chăm sóc bệnh nhân vỡ xương chẩm

Để xương chẩm bị gãy mau chóng liền và phục hồi, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân vỡ xương chẩm cần lưu ý một số điều sau:

– Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

– Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tối đa, tránh căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều.

– Sau điều trị, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu nâng lên.

– Tránh các động tác như hắt hơi, xì mũi, lắc đầu, ngoáy cổ.

– Không mang vác vật nặng hoặc làm các công việc nặng đến vùng đầu khi xương chẩm bị gãy chưa hồi phục hoàn toàn. 

– Ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho xương như canxi, vitamin D, kẽm, sắt, vitamin K, Photphat… Không hút thuốc lá, thuốc lào; uống cà phê, rượu, bia, nước trà đặc, nước ngọt có ga…

Tin cùng chuyên mục

Giải phẫu Hốc mắt Khoang mũi Hố châm bướm khẩu cái Giải phẫu 3d hõm má Hố thái dương Đáy sọ trong Đáy sọ ngoài Vòm sọ Giải phẫu 3d xương mặt Hàm dưới