Hội chứng xương móng
1. Hội chứng lâm sàng
Hội chứng xương móng gây ra bởi sự vôi hóa và viêm vùng bám tận của dây chằng trâm – móng vào xương móng. Mỏm trâm bất nguồn ngay dưới lỗ tai ngoài, hướng theo phía đuôi và bụng xương thái dương. Dây chằng trăm móng bám ở phía đầu vào mỏm trâm và chạy tới xương móng (có nguyên ủy ở mỏm trâm và bám tận vào xương móng).
Trong hội chứng xương mông dây chằng trâm móng bị vôi hóa tại bám tận của nó vào xương móng. Viêm các gân cơ khác cùng bám vào xương móng có thể góp phần gia tăng tình trạng đau.
Đau trong hội chứng trâm móng buốt và nhói như dao đâm xuất hiện khi cử động hàm dưới, quay đầu hay nuốt.
Hội chứng xương móng cũng có thể gặp đi kèm với hội chứng Eagle. Người bệnh có hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH) được cho rằng có nhiều khả năng phát triển hội chứng xương móng do xu hướng vôi hóa của dây chằng trâm móng trong hội chứng này.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
Đau trong hội chứng trâm móng buốt và nhói như dao đâm xuất hiện khi cử động hàm dưới, quay đầu hay nuốt. Cơn đau bắt đầu từ gốc hàm lan đến vùng cổ truớc bên, và thường lan đến cả tai cùng bên.
Một vài bệnh nhân có thể có cảm giác như có dị vật trong họng. Tiêm thuốc gây tê tại chỗ và steroid vào chỗ bám dây chàng trâm móng ở sừng lớn xương móng là thủ thuật điều trị tốt.
3. Cận lâm sàng
Không có xét nghiệm đặc hiệu cho hội chứng xương móng:
3.1. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang thường, chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ hạt nhân vùng cổ có thể cho thấy hình ảnh vôi hóa đầu bám tận của dây chăng trâm móng. Sự vôi hóa này gợi ý nhiều đến hội chứng xương móng ở người bệnh đã có những nhóm triệu chứng quan trọng từ trước (constellation of symptoms).
3.2. Xét nghiệm máu
Công thức máu, tốc độ máu lắng và tìm kháng thể kháng nhân được chỉ định nếu nghi ngờ có viêm khớp hoặc viêm động mạch thái dương.
3.3. Tiêm gây tê
Như đã nói ở trên, tiêm một lượng nhỏ thuốc tê vào bám tận của dây chằng trâm móng vào xương móng có thể giúp xác định xem đó có phải nguyên nhân gây đau cho bệnh nhân hay không.
3.4. Nội soi dạ dày thực quản
Nếu tình trạng khó nuốt nổi bật trên lâm sàng, nội soi thực quản quan sát đoạn nối thực quản – dạ dày là cần thiết để phát hiện các khối u thực quản hoặc chít hẹp thực quản do trào ngược dịch vị.
4. Chẩn đoán phân biệt
4.1. Biểu hiện lâm sàng giống nhau
Chẩn đoán hội chứng xương móng là một chẩn đoán loại trừ, và người bác sĩ phải loại trừ được những tình trạng bệnh khác:
- Cần phải loại trừ nhiễm trùng hầu họng và khối u có thể gây nên cơn đau mờ nhạt dễ nhầm với cơn đau và các triệu chứng khác của hội chứng xương móng và những bệnh tiềm tàng nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm tủy xương móng, đặc biệt trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể tương tự như hội chứng xương móng.
- Đau dây thần kinh lưỡi – hầu (dây IX) là một kiểu đau khác có thể nhầm với hội chứng xương móng. Tuy nhiên cơn đau dây thần kinh lưỡi hầu giống như cơn đau kịch phát trong đau dây thần kinh sinh ba (dây V), hơn là cơn đau nhói và dữ dội liên quan đến vận động như trong hội chứng xương móng. Vì đau dây thần kinh lưỡi hầu có thể kết hợp với chậm nhịp tim và bất tỉnh, người thầy thuốc cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai hội chứng.
4.2. Hội chứng tương tự
Các biểu hiện tương tự hội chứng xương móng:
- Đau dây thần kinh lưỡi hầu
- Khối u hầu họng
- Áp xe hầu họng
- Viêm tủy xương móng
- Đau mặt không điển hình
- Khối u hàm dưới
- Bệnh thực quản.
- Hàm khập khễnh trong viêm động mạch thái dương
5. Điều trị hội chứng xương móng
5.1. Vật lý trị liệu
Những kỹ thuật điều trị như Vi Sóng (Sóng ngắn), Siêu âm trị liệu, điện xung… giúp cải thiện hiệu quả. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa Vật lý trị liệu để được tư vấn.
5.2. Thuốc nội khoa
Đau trong hội chứng xương móng có thể điều trị bằng tiêm thuốc gây tê tại chỗ hoặc Corticosteroid vào bám tận của dây chằng trâm móng. Do mạch máu dày đặc và gần nhiều cấu trúc thần kinh, kỹ thuật này chỉ nên được thực hiện bởi người nắm rõ giải phẫu vùng. Có thể thử nghiệm bằng các tác nhân chống viêm không steroid trong các trường hợp bệnh nhẹ.
Chất chống trầm cảm như nortriptyline, dùng với liều 25mg trước khi đi ngủ, có thể giúp chữa rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng đau lớp cơ dưới ở mặt.
6. Biến chứng và những sai lầm thường gặp
Phiến nạn chủ yếu khi chăm sóc bệnh nhân được cho rằng mắc hội chứng xương móng là không chẩn đoán được các bệnh tiềm tàng khác có thể là nguyên nhân gây đau.
Khi lựa chọn tiêm vào đầu bám tận của dây chằng trâm móng bước trong phác đồ điều trị, bác sĩ nên nhớ rằng khu vực giàu mạch máu và gần các mạch máu lớn có thể dẫn tới gia tăng tỷ lệ bầm máu do tắc mạch và hình thành khối máu đông, và bệnh nhân nên được thông báo biến chứng có thể xảy ra này.
7. Kinh nghiệm lâm sàng
Người bác sĩ nên tìm kiếm sự hiện diện của các bệnh mãn tính trên bệnh nhân có các cơn đau vùng này. Các khối u ở thanh quản, hạ hầu, và tam giác cổ trước có thể biểu hiện với các triệu chứng đồng nhất với hội chứng xương móng.
Với tỷ lệ thấp của hội chứng xương móng so với các cơn đau thứ phát do các bệnh mạn tính nên hội chứng xương mông phải được coi là một chẩn đoán loại trừ.
8. Xử lý bằng vật lý trị liệu
Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản như đã nêu, hội chứng xương móng cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do tác động vật lý như tai nạn hoặc do một số bài tập sai trên mạng tác động trực tiếp hoặc liên quan đến xương móng.
Với hội chứng xương móng do kênh, vênh, sai lệch có thể xử trí bởi vật lý trị liệu. Các trị liệu viên tác động nắn chỉnh sai lệch xương móng thông qua các kỹ thuật giãn cơ kết hợp nắn chỉnh các xương liên quan kết nối xương móng. Các trị liệu viên cũng có thể hướng dẫn các bài tập bổ trợ giúp bệnh nhân chủ động tập luyện, dịch chuyển xương móng về vị trí cân đối.