☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Tác dụng chữa tiểu đường của cây thìa canh

Dây thìa canh là gì?

Dây thìa canh (tên khoa học là Gymnema sylvestre) có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới của Ấn Độ, Châu Phi và Úc.

Đây là một loại cây bụi leo thân gỗ có những chiếc lá rộng rủ xuống như chiếc thìa. Chiều dài thân leo trung bình từ 6 - 10m, đường kính khoảng 3mm.

Hoa dây thìa canh có màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả hình bầu, dài khoảng 6cm, hạt dẹp. Mùa hoa nở vào khoảng giữa tháng 7 - tháng 8. Khi chín, quả sẽ tách làm đôi nhìn giống như 2 chiếc thìa mở ra.

Toàn bộ cây gồm thân dây, lá, hoa và quả đều có thể được dùng làm thuốc.

Dây thìa canh

Dây thìa canh

Phản ứng của cây thìa canh đối với cơ thể

Thành phần có tác dụng: axit gymnemic, flavonoid, tanin,... mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe:

  • Tăng sản sinh và tăng độ nhạy cảm của insulin.

  • Thúc đẩy sự tái tạo của tế bào bị tổn thương.

  • Ngăn chặn hấp thu đường từ ruột vào máu.

  • Giảm triglyceride và cholesterol LDL.

Dây thìa canh có nhiều lợi ích với sức khỏe

Dây thìa canh có nhiều lợi ích với sức khỏe

lợi ích của dây thìa canh đối với sức khỏe

Giảm viêm

Viêm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh của cơ thể. Một số phản ứng viêm được xem là tốt chẳng hạn như viêm để bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật gây hại trong trường hợp bị thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm mãn tính có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Trong dây thìa canh có chứa hàm lượng tanin và saponin cao. Đây là những hoạt chất có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm.

Các nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ giữa nồng độ đường huyết cao và sự gia tăng các dấu hiệu viêm ở động vật và con người. Dây thìa canh với tác dụng giảm hấp thu đường trong ruột cũng giúp giảm viêm do ăn quá nhiều đường.[1]

Dây thìa canh giúp giảm viêm

Dây thìa canh giúp giảm viêm

Cung cấp các đặc tính kháng khuẩn

Nghiên cứu của Beverly C. David (Ấn Độ) và cộng sự (2013) cho thấy dây thìa canh có tác dụng kháng khuẩn. Cụ thể, dịch chiết lá dây thìa canh trong nước và metanol cho thấy các hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm đáng kể với một số vi sinh vật Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Candida albicans, Candida tropicalis, Candida krusei.[2]

Dây thìa canh có đặc tính kháng khuẩn

Dây thìa canh có đặc tính kháng khuẩn

Chống oxy hóa và giảm căng thẳng do oxy hóa

Các hoạt chất tanin và flavonoid trong dịch chiết dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa.

Những người thừa cân thường có mức độ chất chống oxy hóa thấp hơn và mức độ căng thẳng oxy hóa cao hơn, có liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ và ung thư.[3]

Một nghiên cứu sử dụng chuột béo phì cho thấy dây thì canh giúp tăng cường hệ thống chống oxy hóa tự nhiên của chuột, giảm căng thẳng cho cơ thể do thừa cân.[4]

Hoạt tính trong dây thìa canh giúp chống oxy hóa

Hoạt tính trong dây thìa canh giúp chống oxy hóa

Cải thiện mức cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Dây thìa canh có thể giúp làm giảm triglycerid và cholesterol LDL.

Nghiên cứu trên chuột với chế độ ăn nhiều chất béo cho thấy rằng chiết xuất dây thìa canh giúp duy trì cân nặng và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở gan.[5]

Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2004 trên 60 người béo phì ở mức độ vừa phải (BMI=26) trong vòng 8 tuần cho thấy dây thìa canh giúp giảm triglyceride và cholesterol LDL theo tỷ lệ lần lượt là 20,2% và 19%. Đồng thời tăng tỷ lệ cholesterol tốt HDL lên 22%.[6]

Nồng độ cholesterol LDL và triglyceride cao là những yếu tố nguy cơ gây các bệnh lý về tim mạch xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,… Do đó, tác dụng tích cực của dây thìa canh trong cải thiện nồng độ cholesterol LDL và triglyceride góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Dây thì canh có tác dụng giảm mỡ máu

Dây thì canh có tác dụng giảm mỡ máu

Tăng sản xuất insulin

Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu. Khi bị tiểu đường, cơ thể không tạo đủ insulin hay các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn hormone này theo thời gian. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao liên tục.

Dây thìa canh có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào đảo tụy sản xuất insulin. Từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.[7]

Hiện nay, có nhiều loại thuốc giúp tăng tổng hợp và tăng độ nhạy cảm của insulin. Tuy nhiên các liệu pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường từ thảo dược đang nghiên cứu và phát triển.

Dây thìa canh kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy

Dây thìa canh kích thích sản xuất insulin trong tuyến tụy

Giảm cảm giác thèm ăn đường

Một trong những hoạt chất đặc biệt có trong dây thìa canh là gurmarin. Đây là một peptide có cấu trúc tương tự như đường. Khi ăn dây thìa canh, peptide này sẽ chiếm thụ thể cảm nhận vị ngọt ở lưỡi, vì vậy gây mất cảm giác ngọt.

Nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất dây thìa canh có thể làm giảm khả năng cảm nhận vị ngọt và do đó làm cho đồ ăn ngọt kém hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường.[8]

Trong một nghiên cứu trên những người nhịn ăn được cho sử dụng chiết xuất dây thìa canh. Kết quả cho thấy những người sử dụng chiết xuất dây thìa canh sẽ ít thèm ăn đồ ngọt hơn trong bữa ăn tiếp theo so với những người không dùng.[9]

Dây thìa canh ức chế thụ thể cảm nhận đường ở vị giác

Dây thìa canh ức chế thụ thể cảm nhận đường ở vị giác

Giảm lượng đường trong máu

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 420 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này dự kiến còn tăng lên. Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả.

Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết. Dược liệu này đã được sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị tiểu đường khác để giảm lượng đường trong máu.

Tương tự như tác dụng của nó đối với các thụ thể trên vị giác, dây thìa canh cũng có thể chặn các thụ thể tại ruột. Do đó ức chế sự hấp thụ đường ở ruột, làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng 200 - 400mg axit gymnemic làm giảm sự hấp thu glucose ở bệnh nhân tiểu đường.[10]

Trong một nghiên cứu khác, dây thìa canh có thể giúp cải thiện kiểm soát lượng đường huyết ở những người tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu kết luận rằng giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn dẫn đến giảm đường huyết trung bình theo thời gian, điều này giúp giảm các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường.[11]

Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết

Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết

Giảm cân an toàn

Chiết xuất dây thìa canh đã được chứng minh là giúp giảm cân cả ở động vật và trên người.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tuần trên chuột cho thấy trọng lượng cơ thể giảm ở những con chuột được cho dùng chiết xuất dây thìa canh. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo được sử dụng chiết xuất thìa canh có biểu hiện tăng cân ít hơn.[4]

Nghiên cứu trên 60 người béo phì vừa phải dùng chiết xuất dây thìa canh trong chế độ ăn cho thấy trọng lượng cơ thể giảm 5 - 6% đồng thời lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cũng giảm đi.[6]

Bằng cách ngăn chặn các thụ thể cảm nhận đường trên vị giác, dây thìa canh giúp giảm cảm giác thèm ngọt, từ đó giúp bạn ăn ít thức ăn ngọt và tiêu thụ ít calo hơn.

Giảm cân bằng dây thìa canh

Giảm cân bằng dây thìa canh

Cây thìa canh có chữa tiểu đường được không?

Dây thìa canh giúp giảm đường huyết bằng cách:

  • Giảm cảm giác thèm ăn đường

  • Kích thích tế bào beta ở đảo tụy tăng tiết Insulin đồng thoief tăng cường hoạt lực của insulin.

  • Ức chế hấp thu glucose ở ruột.

Do đó đây là một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhưng không thể thay thế các thuốc và phương pháp điều trị tiểu đường.

Dây thìa canh được sử dụng kết hợp với các loại thuốc tiểu đường khác để giảm lượng đường trong máu

Dây thìa canh được sử dụng kết hợp với các loại thuốc tiểu đường khác để giảm lượng đường trong máu

Liều lượng và cách dùng dây thìa canh

Theo y học cổ truyền, dây thìa canh được sử dụng bằng cách pha trà, bột lá hoặc nhai lá trực tiếp. Trong y học hiện đại, dây thìa canh thường được dùng ở dạng chiết xuất viên nang hoặc viên nén, để kiểm soát và theo dõi liều lượng dễ dàng hơn.

Liều dùng dây thìa canh được khuyến cáo dựa trên phương thức sử dụng và tình trạng bệnh lý:

  • Trà: Đun sôi lá trong khoảng 5 phút, sau đó ngâm trong 10 - 15 phút trước khi uống.

  • Bột lá: Bắt đầu với 2 gam, tăng lên 4 gam nếu không có tác dụng phụ.

  • Viên nang: 100 mg, dùng 3 - 4 lần mỗi ngày.

Trà dây thìa canh

Trà dây thìa canh

Lưu ý khi sử dụng cây thìa canh

Dây thìa canh được đánh giá là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc người có dự định có thai.

Hơn nữa, mặc dù dây thìa canh có hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng không thể thay thế cho các thuốc trị tiểu đường.

Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng dây thìa canh

Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên sử dụng dây thìa canh

Tác dụng phụ của cây thìa canh

Việc kết hợp dây thìa canh với các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể làm giảm đường huyết một cách đột ngột không an toàn. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, run tay chân.

Do đó, nên sử dụng các dạng bào chế dây thìa canh cách các loại thuốc hạ đường huyết khác khoảng 1 giờ.

Ngoài ra, không nên dùng chung dây thìa canh với aspirin vì điều này có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dây thìa canh

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dây thìa canh

Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của hạt đậu đỏ Dinh dưỡng và sinh hoạt với người bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường có ăn Na được không? Chỉ số đường huyết của rau củ quả Thực phẩm tốt cho sức khoẻ Tác dụng chữa tiểu đường của cây thìa canh Ăn ổi chữa tiểu đường Mướp đắng chữa bệnh tiểu đường Giá trị dinh dưỡng của quả bí ngô Tác dụng chữa tiểu đường của Đậu đỏ