☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

☎ Hotline: 0984.711.502

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, có 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh gồm:
Nội nhân: nguyên nhân bên trong. Gồm 7 trạng thái cảm xúc Vui( hỷ), Giận( nộ), Buồn( bi), Lo( ưu), Nghĩ( tư), Kinh( kinh hãi), Sợ( khủng). Khi chính khí cơ thể( sức đề kháng) suy giảm & các cảm xúc này ở trạng thái thái quá trở thành nguyên nhân gây bệnh. 
Ngoại nhân: nguyên nhân bên ngoài cơ thể. Gồm 6 khí phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Lục khí khí biến đổi trở thành tác nhân gây bệnh thì gọi là lục dâm. 
Bất nội ngoại nhân: các nguyên nhân khác không thuộc nội nhân và ngoại nhân. Gồm sang chấn, lao động, ăn uống, tình dục, côn trùng cắn...

Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền

Khái quát nguyên nhân gây bệnh, người xưa tóm gọn bởi câu nói: ngũ lao, lục cực, thất thương. Ngũ lao muốn nói hoạt động lao lực quá mức ảnh hưởng suy giảm chức năng ngũ tạng. Ngũ lao gồm tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao. Lục cực gồm khí cực, mạch cực, cân cực, cốt cực, nhục cực, nhục cực và tinh cực. Lục cực muốn ám chỉ sự suy yếu đến mức cùng cực. Thất thương nói về sự tổn thương do 7 loại tình chí gây ra. Giận quá hại Can, vui quá hại Tâm, suy nghĩ quá hại Tỳ, u buồn quá hại Phế, sợ hãi quá hại Thận. 

Nguyên nhân bên ngoài - ngoại nhân

Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền

Nguyên nhân bên ngoài gọi là lục dâm gồm phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Lúc bình thường là lục khí, khí thái quá gọi là lục dâm, là nguyên nhân gây bệnh ngoại nhân.

Đặc điểm:

Lục dâm chính là nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài tác động vào cơ thể. Thường dẫn đến bệnh ngoại cảm, các bệnh ở bì phu, kinh lạc và các bệnh truyền nhiễm.

Các tà khí của lục dâm thường hay phối hợp với nhau gây bệnh. Trong đó khí phong thường hay xuất hiện hơn các khí khác làm bệnh trở nên đa dạng.

Phong là chủ khí của mùa xuân. Hàn là chủ khí của đông. Thử là chủ khí của mùa hạ, do hoả nhiệt hoá ra. Thấp là chủ khí của cuối hạ, vào thời điểm cuối mùa hè và mùa thu. Táo là chủ khí cuối mùa thu, khi khí hậu bắt đầu lạnh và khô táo. Hoả hoặc nhiệt đều là dương khí mạnh sinh ra. Hoả từ bên trong, nhiệt từ bên ngoài xâm phạm cơ thể. Hoả có tâm hoả vượng, can hoả vượng... Nhiệt có phong nhiệt, thấp nhiệt, thử nhiệt.

Nguyên nhân từ bên trong - nội nhân

Nội nhân gồm 7 loại cảm xúc( tình chí) được gọi là thất tình. Thất tình gồm hỷ( vui), nộ( giận dữ), ưu( lo lắng), tư( nghĩ), bi( buồn), khủng( sợ hãi), kinh( kinh sợ). Thất tình khi ở trạng thái bình thường thì không gây bệnh. Khi trạng thái tâm lý bị kích thích quá mức, hoặc kéo dài mới có thể ảnh hưởng tới sinh lý của cơ thể, rối loạn công năng tạng phủ, khí huyết. Thất tình là nguyên nhân gây bệnh từ cảm xúc, xuất phát từ bên trong. Vì vậy thất tình còn được gọi là nội thương thất tình.

Thất tình 7 loại cảm xúc gây bệnh

"Nộ tất khí thương, mừng tất khí hoãn, buồn tất khí tiêu, khủng tất khí hạ, kinh tất khí loạn, tư tất khí kết". Cười vui quá độ dẫn đến tâm khí tán làm thần không thể tàng ở tâm. Buồn chán quá độ dẫn đến phế khí tiêu làm giảm sút ý chí. Sợ hãi quá độ làm thận khí bất cố, khí hãm ở dưới, nhị tiện sẽ mất điều chỉnh, đó là khủng tất khí hạ. Bỗng nhiên kinh sợ sẽ dẫn đến tâm mất chỗ dựa, thần mất chỗ tàng chứa, xuất hiện hoảng loạn rối ren, đó là kinh tất khí loạn. Suy nghĩ quá nhiều dẫn đến lưu chuyển khí bị ngưng trệ, chức năng vận hoá của tỳ bị giảm sút, đó là tư tất khí kết. 

Tóm lại cảm xúc là nguyên nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể. Mỗi cảm xúc đều có thể là tác nhân gây ảnh hưởng đến ngũ tạng tương ứng. Vui quá hại tâm, buồn quá hại phế, sợ quá hại thận, nghĩ quá hại tỳ, giận quá hại can. Cảm xúc nên được giữ ở mức điều hoà, không nên thái quá tránh gây bệnh cho cơ thể. 

Các nguyên nhân khác -  bất nội ngoại nhân

Các nguyên nhân khác không thuộc nguyên nhân thất tình hoặc lục khí được xếp vào bất nội ngoại nhân. Bất nội ngoại nhân gồm ăn uống, lao động, chế độ sinh hoạt; chấn thương  do côn trùng cắn; đàm ẩm; huyết ứ.

Ăn uống là điều kiện bắt buộc để cung cấp chất dinh dưỡng, duy trì sự sống của cơ thể. Ăn uống không hợp lý chủ yếu do ăn lúc no, lúc đói bất thường; không đảm bảo vệ sinh; khẩu vị nặng như nhiều dầu mỡ, cay, nóng... ảnh hưởng đến chức năng vận hoá tỳ vị. 

Lao động bình thường có tác dụng trợ giúp khí huyết lưu thông, tăng cường thể lực. Nhưng lao lực quá độ, dù là công việc hay hoạt động tình dục đều làm tinh, khí, huyết của cơ thể tiêu hao quá mức. Ngược lại, nghỉ ngơi quá nhiều, không tham gia lao động và rèn luyện thể lực cũng gây ngưng trệ khí huyết, suy giảm sức đề kháng, phát sinh bệnh tật.

Chấn thương bao gồm các tai nạn, va chạm từ bên ngoài cơ thể đều có thể gây hại cho bì phu, cơ nhục bị huyết ứ sưng đau, chảy máu, cân cốt đứt gãy ảnh hưởng tạng phủ bên trong. 

Côn trùng, thú độc cắn nhẹ thì gây xây xát, nặng thì chảy máu, trúng độc, hôn mê, tử vong

Đàm ẩm. Đàm và ẩm là hiện tượng bệnh  lý do sự phân bố và chuyển hoá của tân dịch trong cơ thể bị rối loạn ngưng trệ mà hình thành. Đàm ẩm lại phân thành hai loại đàm ẩm hữu hình và đàm ẩm vô hình. Hữu hình như khạc đờm, đái đục... Vô hình như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng buồn nôn.

Huyết ứ. Huyết ứ huyết dịch vận hành trong cơ thể không lưu chuyển bình thường, bị ngưng trệ, lưu chuyển trong kinh mạch bị thoát ra ngoài mà chưa tiêu tan được. Nguyên nhân huyết ứ là do khí hư, khí trệ vì khí là động lực cho huyết vận hành nên khí hư khí trệ làm dẫn đến huyết hành không thông, ngưng trệ. Chấn thương xuất huyết bên trong hay huyết thoát quản không được tiêu tán cũng dẫn đến huyết ứ.

Tâm có huyết ứ: miệng môi xanh tím, đau tức vùng ngực. Phế  có huyết ứ: ngực đau, ho ra máu. Vị, trường có huyết ứ: nôn ra máu, đại tiện ra máu. Can có huyết ứ: đau vùng mạng sườn. Bàng cung huyết ứ, phụ nữ đau vùng hạ vị, kinh nguyệt rối loạn, thống kinh, bế kinh, kinh ra sắc tím đen, có cục hoặc băng lậu...

 Đang tiếp tục cập nhật....

 

Tin cùng chuyên mục

Giải thích một số từ về mạch Thuật xem mạch Bắt mạch: Thiết chẩn - Mạch Thốn khẩu Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền Huyết là gì? Tinh là gì? Các huyệt chữa ù tai Bấm Huyệt trị buồn nôn hiệu quả nhất Huyệt khích môn có tác dụng điều tiết tuần hoàn trị bệnh tim Huyệt Kiên Tỉnh