Giải phẫu các khớp trên khuôn mặt – Trị Liệu Gia Bảo

☎ Hotline: 0984.711.502

☯ Địa chỉ: P412, HH2A, Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Khỏe tự nhiên - Đẹp tự nhiên

Giải phẫu các khớp trên khuôn mặt

Cơ thể con người có tất cả 360 khớp xương: khớp sọ: 86; khớp họng: 6; khớp cột sống và xương chậu: 76; khớp tay: 32 (2 tay: 64); khớp chân: 31 (2 chân: 62); khớp ngực: 66

Các xương ở đầu và mặt tiếp khớp với nhau để tạo thành hộp sọ và khối mặt. Có hai loại khớp:
- Khớp bất động thuộc loại khớp sợi cho các xương ở nền sọ và khớp bất
động sợi cho các xương ở vòm sọ và mặt..
- Khớp động ở đầu-mặt chỉ duy nhất có khớp thái dương-hàm dưới


1. KHỚP BẤT ĐỘNG SỢI
Có ở vòm sọ và ở mặt, gồm có nhiều loại hình thể khác nhau như:
- Khớp răng cưa: khi xương sọ mắc vào xương kia như răng cưa ví dụ như khớp trán đỉnh (khớp vành), khớp dọc giữa (lưỡng đỉnh) và khớp lamda (đỉnh chẩm).
- Khớp vây: khi các diện khớp được phạt chếch chồng lên nhau như vảy cá như khớp trai (khớp trai đỉnh).
- Khớp mào: khi một diện khớp hình mào lắp vào một diện khác hình rãnh như khớp giữa xương lá mía và xương bướm...
Các khớp ở sọ rất chắc nên khi sọ bị chạm thương thường vỡ xương mà không bao giờ sai khớp. Ở trẻ sơ sinh còn thấy Ở các góc xương những khoang mà xương chưa tiếp nối hèn nhau tạo thành khớp và mất khi trẻ 1-2 tuổi.


2. KHỚP THÁI DƯƠNG - HÀM DƯỚI
Về cấu tạo giải phẫu khớp thái dương hàm dưới (articulatio temporoman- dibularis) là một khớp lưỡng lồi cầu do lồi cầu và ổ chảo xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới tạo thành. Về sinh lý, là một khớp quan trọng trong động tác nhai. Về bệnh lý thường hay xảy ra sai khớp gọi là sái quai hàm.
2.1. Diện khớp
2.1.1. Lồi cầu và ổ chảo xương thái dương
- Lồi cầu (củ khớp) do rễ ngang của mỏm tiếp tạo thành, hơi lõm từ trong ra ngoài.
- Ổ chảo (hố hàm dưới) ở ngay sau lồi cầu là hõm sâu, rộng có 2 phần, phần trước tiếp khớp, phần sau ở ngoài khớp. Giữa 2 phần là đường khớp trai đá.
2.1.2. Lồi cầu xương hàm dưới
Hình bầu dục, có 2 mặt chỉ có mặt trước tiếp khớp, mặt sau cũng ở ngoài khớp.
2.1.3. Sụn chêm
Vì hai diện của xương thái dương và xương hàm dưới đều là lồi cầu, nên cần có sụn chêm lắp vào giữa. Sụn chêm có hình thấu kính lõm 2 mặt, mặt trên lồi ở phía sau
để khớp với ổ chảo, hơi lõm ở trước khớp với lồi cầu xương thái dương, còn ở mặt dưới lõm để khớp với lồi cầu xương hàm dưới.
Sụn chêm mỏng ở giữa, dầy ở chu vi và phía trước mỏng hơn phía sau (trước
2mm; sau 4mm). Xung quanh sụn chêm


1. Lồi cầu xương thái dương
2. Ổ chảo xương thái dương
3. Lỗ ống tai ngoài
4. Sụn chêm
5. Lồi cầu xương hàm dưới
6. Bao khớp
Hình 4.21. Khớp thái dương hàm
(cắt đứng thẳng)
dính chặt vào bao khớp, nên khớp thái dương hàm coi như 2 khớp là khớp thái dương sụn chêm, và khớp sụn chêm xương hàm dưới.
2.2. Phương tiện nối khớp
2.2.1. Bao khớp
Là một bao sợi bao quanh khớp có 2 loại sợi.
- Sợi nông: ở xương thái dương dính vào đường glaser, gai bướm, lồi cầu củ tiếp và rễ ngang của mỏm tiếp, xuống dưới dính vào bờ sau và cổ lồi cầu xương hàm dưới.
- Sợi sâu: có 2 loại sợi đi từ xương thái dương tới sụn chêm và từ sụn chêm tới xương hàm dưới.
Đặc biệt sợi thái dương chêm tạo thành các hãm trước và sau, trong đó sợi sau rất chắc và đàn hồi tạo thành hãm sappey có tác dụng đẩy sụn chêm xô ra trước khi họ miệng và kéo sụn chêm về vị trí cũ khi ngậm miệng.
Các sợi chêm hàm dưới dầy ở 2 bên tạo nên các hãm bên có tác dụng giữ
cho sụn chêm khi hoạt động không trật ra ngoài.
2.2.2. Dây chằng
Động tác chính của khớp là hạ và ngậm miệng nên các dây chằng bên là chính, còn các dây chằng khác chỉ là phụ trợ.
- Dây chằng bên ngoài là phần dày lên ở mặt ngoài bao khớp, rất chắc. Phía trên rộng bám vào bờ dưới mỏm xương gò má của xương thái dương rồi đi chếch xuống dưới và ra sau, bám vào phía sau ngoài cổ lồi cầu xương hàm dưới.
- Dây chằng bên trong: từ mép trong ổ chảo, gai bướm tới phía sau trong cổ lồi cầu xương hàm dưới.
- Ngoài ra còn một số dây chằng phụ
khác:
Dây chằng bướm hàm: từ gai bướm
tới gai spick (lưỡi xương hàm dưới).
Dây chằng trâm hàm: từ mỏm trâm
đến góc xương hàm dưới.
Dây chằng chân bướm hàm: từ cánh trong chân bướm tới bờ sau huyệt răng hàm dưới lớn 2 của hàm dưới.



1. Bao khớp 2. D/c bên ngoài
3. D/c bướm hàm 4. D/c trâm hàm
Hình 4.22. Khớp thái dương hàm
2.3. Bao hoạt dịch
Có 2 bao cho mỗi tầng ở khớp, 2 bao này không thông với nhau.
2.4. Liên quan
Ở phía trước và dưới ống tai ngoài có tuyến nước bọt mang tai nằm áp vào ngành lên xương hàm dưới, khi viêm tuyến gây hạn chế tới động tác của khớp và ngược lại.
2.5. Động tác
- Há ngậm miệng: thực ra có 2 động tác đưa hàm ra trước khi họ, ra sau khi ngậm xảy ra ở khớp chêm hàm, và động tác quay của hai lồi cầu hàm dưới xảy ra ở khớp thái dương chêm.
- Đưa hàm sang bên khi nhai trong động tác này lồi cầu xương hàm dưới một bên quay tại chỗ, một bên đưa ra trước, cứ như vậy hai bên lần lượt thay đổi cho nhau.
- Đưa hàm dưới ra trước và sau, động tác này hạn chế.
- Trong một số trường hợp nếu ngáp quá mạnh hay bị va chạm quá mạnh hàm dưới có thể bị sai khớp lúc này củ lồi cầu xương hàm dưới nằm ở trước lồi cầu xương thái dương nên ngậm miệng lại được. Muốn chữa phải keo xương hàm dưới xuống dưới rồi đẩy ra sau để lồi cầu khớp với sụn chêm như cũ.

Tin cùng chuyên mục

Hộp sọ biến dạng do đường khớp sọ đóng sớm Rối loạn chức năng hàm 4 khớp liên kết xương gò má Zygomatic Giải phẫu khớp sợi liên kết xương mặt, xương sọ Giải phẫu các khớp trên khuôn mặt Video giải phẫu khớp vai Anatomy of shouder Dây chằng chéo trước Giải phẫu Khớp gối Knee joint Phân loại khớp theo cấu tạo và chức năng Triệu chứng Viêm khớp cột sống cùng cụt