Mặt lệch do niềng răng
Niềng răng tiếng anh có thể dùng 1 trong 3 từ “orthodontics”, “orthodontia” hoặc “braces.
Theo từ điển cambridge, braces được định nghĩa: a set of wires attached to a person's teeth to move them fought in order to straighten them.
Như vậy, theo từ điển Cambridge thì niềng răng là để nắn chỉnh các răng xô lệch giúp chúng thẳng hơn. Theo đó, thuật ngữ niềng răng không hề nói gì đến việc niềng răng giúp cho xử lý mặt lệch.
Xét về tác dụng, ngoài việc giúp răng thẳng hơn, niềng răng cũng góp phần khá tốt cho sức khỏe răng miệng.
Niềng răng đã và đang tiếp tục sử dụng trong khoa chỉnh nha để làm thẳng răng mọc khấp khểnh, đưa chúng về đúng với vị trí trên khớp cắn, đồng thời cải thiện sức khỏe răng miệng. Niềng răng có thể chỉnh răng thưa, móm, hô, v.v. và giảm các bệnh về răng, như sâu răng do thức ăn kẹt trong kẽ răng khấp khểnh gây ra
Video ms Ly, mặt lêch do niềng răng.
Lịch sử niềng răng
Nhiều người cho rằng, Edward Angle là cha đẻ của phương pháp niềng răng. Nhưng nhiều bằng chứng đã cho thấy niềng răng đã có lịch sử từ lâu đời. Niềng răng đã được hình thành từ thời cổ đại, phát triển ở Pháp vào thời hiện đại, rồi mới tiếp tục hoàn thiện phát triển bởi Edward Angle.
Nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy, thời cổ đại, niềng răng phát triển mạnh ở Ai Cập, La Mã cổ đại, Etruscans và Hy Lạp cổ đại. Xác ướp Ai Cập có các trụ kim loại trên răng, được gắn bởi các dây catgut. Xác ướp La Mã có dây vàng mịn luôn qua răng. Niềng răng thời kỳ này chủ yếu vẫn dùng các dụng cụ thô sơ để niềng những chiếc răng khấp khểnh, giúp răng thẳng hơn. Niềng răng được thực hiện với cả những người sống và cả những người chết, với quan niệm răng cũng cần đẹp trước khi đi qua thế giới bên kia. Vật liệu dùng niềng răng thời kỳ này gồm có vàng, bạc hoặc catgut( dây mảnh được chế tạo chủ yếu từ ruột động vật, chủ yếu là ruột cừu hoặc ruột ngựa).Về sau, các vật liệu được sử dụng dần mở rộng hơn gồm bạch kim, bạc, đồng, gỗ, ngà voi...
Năm 1700 người Pháp đã có những tiến bộ với khoa học nha khoa khi loại bỏ răng khôn và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên đến năm 1819, Christophe-Francois Delabarre mới phát minh ra niềng răng hiện đại. Ông đã nghĩ ra cách dùng một sợi dây dệt dài, đeo cả trên hàm răng trên và hàm răng dưới trong một thời gian dài, giúp răng dần thẳng hơn.
Năm 1997, một sinh viên tốt nghiệp đại học Stanford tên là Zia Chishti phát minh ra niềng răng bằng vật liệu nhựa trong suốt. Niềng răng do Zia Chishti phát minh mục đích để niềng chính những chiếc răng của anh ấy. Phát minh mới này có nguyên lý vẫn giống như các mắc cài kim loại truyền thống mà không cần dây cung hoặc điều chỉnh thường xuyên.
Anh ấy đã hợp tác với Kelsey Wirth - một sinh viên tốt nghiệp Stanford - để tạo ra các khay ký hiệu rõ ràng tùy chỉnh bằng cách sử dụng phần mềm máy tính mới nhất. Họ đặt tên cho phát minh là Invisalignâ. Tuy nhiên, trong khi Invisalign được phát minh vào năm 1997, nó đã không được phổ biến rộng rãi cho đến tận năm 2000.
Tuy nhiên người nổi tiếng nhất về niềng răng vẫn phải kể đến Edward Angle (1855-1930). Edward Angle được biết đến như là “ Cha đẻ của ngành Chỉnh nha ”. Phân loại ban đầu của Angle về sai khớp cắn ( malocclusion có nghĩa đen là " vết cắn xấu ") từ năm 1899 vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Angle đã thiết kế nhiều loại thiết bị chỉnh nha và phần lớn được ghi nhận là đã phát triển điều trị chỉnh nha từ một quá trình suy đoán thành một khoa học chính xác. Angle tin chắc rằng do sự phức tạp của nó, chỉnh nha đòi hỏi phải được đào tạo chuyên khoa và sau đó ông đã thiết lập chương trình sau đại học đầu tiên dành riêng cho chỉnh nha. Các trường đại học trên khắp thế giới đã tiếp tục đào tạo này kể từ đó, với các chuyên gia tốt nghiệp hiện nay được gọi là bác sĩ chỉnh nha .
Vai trò của niềng răng
Răng đẹp hơn. Niềng răng giúp răng thẳng hơn, cung răng đẹp hơn. Khi niềng răng, thường thì Bác sỹ cũng sẽ khuyến cáo khách hàng làm sạch răng, đánh trắng răng. So với chi phí niềng răng thì chi phí làm trắng răng thường không nhiều, do vậy mọi người thường kết hợp combo luôn sau khi niềng răng. Một hàm răng thẳng hơn, không ố vàng chắc chắn sẽ đẹp hơn hàm răng xô lệch.
Vệ sinh răng miệng. Các răng xô lệch là nơi thức ăn bị vướng vào sau khi ăn. Răng xô lệch cũng khiến đánh răng, vệ sinh răng miệng khó khăn. Răng sau khi niềng giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn, răng và miệng sạch hơn, vệ sinh hơn.
Bảo vệ tiêu hóa. Hàm răng đều đặn, thẳng hàng giúp việc nhai, nghiền nát thức ăn tốt hơn. Thức ăn cũng được tiêu hóa dễ hơn.
Niềng răng và những bất tiện
Như đã phân tích ở trên, niềng răng đem lại lợi ích cho thẩm mỹ răng miệng, tốt cho tiêu hóa, giúp ích cho vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên đó là lợi ích sau khi quá trình niềng răng kết thúc. Trong quá trình niềng răng, chính niềng răng gây nhiều bất tiện đặc biệt là vệ sinh, thẩm mỹ và cả sức khỏe.
Mòn men răng. Bề mặt của răng được bảo vệ bởi men răng. Men răng là một lớp khoáng chất, cứng giúp bảo vệ răng không bị sâu răng. Niềng răng bắt buộc phải sử dụng các mắc cài. Việc tiếp xúc giữa mắc cài và răng trong suốt quá trình niềng nhiều năm trời khiến vị trí tiếp xúc giữa răng và mắc cài không được làm sạch. Men răng bị phân hủy và thậm chí có thể bị bào mòn xung quanh các mắc cái với các đốm trắng hoặc ố vàng. Khi các mắc cài được tháo ra, với tổn thương của men răng có thể gây ra các vấn đề như nướu răng, sâu răng và vôi hóa.
Tổn thương chân răng. Nghiên cứu cũng đã cho thấy, việc di chuyển liên tục của răng thông qua quá trình chỉnh nha thông qua lực tác động của mắc cài trong suốt quá trình niềng răng ảnh hưởng đến chân răng. Điều này có nghĩa, một phần chân răng sẽ bị tiêu biến đi. Việc điều chỉnh các thiết bị có thể tháo rời và lực tác động gián đoán cũng được chứng minh là ít gây tổn hại hơn cho chân răng.
Răng lệch lại sau khi tháo niềng. Theo báo cáo của Tạp chí chỉnh nha Hoa Kỳ tháng 5 năm 1988, 90% người chỉnh nha có răng xô lệch lại sau khi tháo niềng. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhiều trường hợp còn có biểu hiện xô lệch nặng hơn so với ban đầu. Để răng không bị xô lệch lại, việc duy nhất cần làm lại giữ niềng đó mãi mãi. Tức là bạn phải niềng răng liên tục suốt đời.
Niềng răng và mặt lệch
Niềng răng đồng nghĩa việc răng của bạn gắn với chiếc niềng liên tục trong suốt nhiều năm. Tùy thuộc vào loại niềng mà các bất tiện gây ra trong sinh hoạt, đặc biệt là ăn và nhai nhiều hay ít. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhận việc ăn, cắn, nhai, nghiền thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn.
Với những người niềng răng để chỉnh răng xô lệch, răng đang xô lệch sau khi lắp niềng vốn dĩ là vẫn xô lệch, để răng thẳng được hoàn toàn cần phải niềng nhiều năm. Trước đây, răng xô lệch việc nhai, cắn đã có vấn đề, bây giờ răng lại có thêm chiếc niềng nữa, quá trình cắn, nhai càng nghiêm trọng hơn. Thường thì mọi người cũng không để ý nhiều thấy các bất tiện đó. Việc cắn, nhai, nuốt, tất cả diễn ra vẫn theo bản năng. Thức ăn được đưa vào miệng, sẽ được lưỡi đưa đến vị trí nào mà răng tiện cắn, nhai, nghiền thuận lợi nhất, dễ nhất.
Đa phần mọi người hình thành thói quen nhai một bên. Cơ cắn hoạt động không đều. Răng hoạt động không đều. Khớp cắn cũng hoạt động không đều. Hàm dưới dần bị tác động kéo, đẩy nghiêng một bên, xoay một bên. Mặt dần cũng lệch hơn.
Ms Chinh, mặt lệch do niềng răng
Ngôi sao cũng mặt lệch sau khi niềng răng
Diễn viên Lâm Y Thần, mặt lệch sau khi niềng răng
Sau khi niềng răng, mặt Lâm Y Thần biến dạng đi trông thấy. Gò má, hõm má, hõm thái dương khiến mặt trở nên già nua. Nhan sắc thay đổi khiến công việc ảnh hưởng, tính khí cũng trở nên thất thường. Cô không xuất hiện trước ống kính thường xuyên như trước nữa.
YangYang cũng là một trong những người nổi tiếng bị các fan soi những thay đổi khuôn mặt lệch hơn sau khi niềng răng
Ảnh YangYang
Ảnh minh họa trước và sau khi niềng răng: thay đổi nhiều là hõm má, hõm thái dương, mặt dài hơn
Biểu hiện mặt lệch khi niềng răng