Khuôn mặt con người có thể thay đổi theo thời gian. Một người thuở nhỏ, có thể đẹp nhưng lớn lên có thể không còn đẹp nữa. Ngược lại, có người thuở nhỏ, khuôn mặt không được xinh đẹp lắm nhưng càng về hậu vận thì lại đôn hậu, duyên dáng, ưa nhìn, dễ mến. Bên cạnh thói quen sinh hoạt, dấu ấn lão hóa của thời gian, có một yếu tố cũng ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt, thậm chí là ảnh hưởng rất nhiều: suy nghĩ và tích cách.
Ảnh minh họa: Đức Lạt Ma từ nhỏ đến lớn
"Tâm sinh tướng. Tướng tùy tâm sinh"
Những người theo Đạo Phật, đàn ông thường có khuôn mặt nhang nhác giống Đức Phật. Tương tự, những người theo Thiên Chúa Giáo, các con Chiên ngoan đạo cũng có khuôn mặt nhang nhác giống Chúa Giê Su. Nhiều cặp vợ chồng, gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc, khi con đi cùng bố nhìn giống bố, đi với mẹ nhìn giống mẹ, đi cùng nhau tất cả giống nhau.
Các khách hàng nắn chỉnh mặt tại Trị Liệu Gia Bảo, dù mỗi người có khuôn mặt khác nhau nhưng điểm chung đều là cơ mặt rất cứng. Nguyên nhân mỗi người khác nhau. Có người do ăn nhai không đúng cách. Có người do sinh hoạt sai tư thế...Những trường hợp cơ mặt căng cứng do thói quen sinh hoạt thì đa phần đều mềm nhanh, thường chỉ sau một đến hai buổi, các cơ đã co giãn mềm mại. Tuy nhiên, vẫn có một số khách, dù đã trị liệu với liệu trình đến 20 buổi, cơ mặt vẫn rất căng. Mặt có thể đã nhỏ đi nhiều, hình dáng cũng có thể đã thay đổi rất nhiều nhưng cơ mặt thì không thay đổi được như vậy.
Nguyên nhân vì sao?
Các bài tập do chuyên gia hướng dẫn, khách vẫn tập đều và chăm chỉ. Các thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến khuôn mặt, khách cũng đã nghiêm túc thay đổi. Các thao tác trị liệu giãn cơ, chuyên gia cũng thường ưu ái trị liệu rất kỹ. Vậy tại sao, cơ vẫn không mềm như dự kiến? Cùng với cơ mặt không mềm nhanh như các khuôn mặt khác, hiệu quả nắn mặt, chỉnh hình, tạo hình thẩm mỹ cũng không đạt hiệu quả cao như kỳ vọng.
Ảnh minh họa: các cơ mặt căng cứng, khuôn mặt cau có khi cơ cau mày, cơ hạ mày hoạt động mạnh
Tiếp tục quan sát, chuyên gia nhận thấy, hầu hết các trường hợp kể trên đều có đặc điểm: tính cách thuộc tuýp cầu toàn, cẩn thận, kỹ tính. Có một số thì tập luyện rất chăm chỉ, chăm đến mức căng thẳng, khuôn mặt toát lên sự khắc khổ, căng thẳng. Khi khuôn mặt cử động, các cơ mặt đanh lại, nhiều vùng cơ căng cứng, có một số khách, vùng cổ còn nổi gân lên có thể nhìn thấy từng thớ như đang cãi nhau. Nhiều khách tâm sự, trong cuộc sống việc gì họ cũng đều cố gắng nỗ lực như vậy. Sự cố gắng, quyết tâm mạnh đến mức hằn cả vào trong tiềm thức, suy nghĩ và nhiều hành vi sinh hoạt khác. Dáng đi, cử chỉ, dáng ngồi, cách nói chuyện cũng thể hiện rõ suy nghĩ và tích cách đó. Thậm chí, bàn chải đánh răng cũng bị mòn nhanh hơn của người khác.
Mức độ cứng của cơ tưởng chừng như đã đạt đến độ đanh lại. Khi chuyên gia gợi ý khách tự sờ vào và hỏi đó là gì? Khách đều trả lời là xương!?
Cơ cứng như xương.
Suy nghĩ, tích cách ảnh hưởng hình tướng khuôn mặt
"Gieo suy nghĩ gặt hành vi. Gieo hành vi gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận". Số phận con người bắt nguồn từ tính cách, tính cách bắt nguồn từ suy nghĩ. Suy nghĩ tích cực hành động tích cực. Suy nghĩ tiêu cực, tính cách tiêu cực, hành động cũng tiêu cực. Suy nghĩ bộc lộ ra khuôn mặt, tính cách cũng thể hiện trên khuôn mặt. Quan sát khuôn mặt có thể nhận định được suy nghĩ, tính cách. Đây cũng chính là căn cứ cho bộ môn nhân tướng học ra đời. Các thầy bói cũng căn cứ vào biểu hiện khuôn mặt mà dự đoán số phận nhưng thực chất vẫn là dự đoán dựa theo tính cách của người đó để phỏng đoán mà thôi.
Tại sao suy nghĩ lại thể hiện trên khuôn mặt?
Về phương diện giải phẫu, khuôn mặt cấu tạo bởi khung xương mặt, lần lượt phủ ra ngoài bởi cơ mặt, mỡ và da mặt. Xen lẫn giữa cơ, xương là các dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch. Khung xương mặt định hình cấu trúc xương mặt, gắn kết bởi các khớp và cơ mặt. Xương mặt có chuyển động hạn chế, cơ mặt thì chuyển động liên tục. Cơ mặt duy trì tư thế, hình dáng khuôn mặt. Đặc biệt cơ mặt có chức năng biểu cảm, 60% sợi dây thần kinh liên quan cơ mặt thực hiện chức năng cảm giác, 40% thực hiện chức năng vận động. Mọi cảm xúc dù bắt nguồn từ trong hay ngoài đều có thể ảnh hưởng, chi phối tính hoạt hóa của thần kinh. Cảm xúc là phạm trù khó kiểm soát nhất. Các diễn biến của cảm xúc đều được diễn tả, biểu hiện trên cơ mặt.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Cơ mặt có chức năng biểu cảm. Người khó tính hoặc cầu toàn đều có cơ mặt khá căng cứng
Cuộc sống hiện đại, con người thường có nhiều mối bận tâm, cần nỗ lực nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn và tập trung nhiều hơn. Tất cả những thứ đó đều khiến não bộ đốt cháy nhiều năng lượng, thần kinh căng thẳng, tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, các cơ mặt căng cứng. Điều dễ nhận biết ở những người này là khuôn mặt thường xuyên rơi vào tình trạng "khó ưa", "khó ở", "khó nhìn". Biểu hiện trên khuôn mặt họ như muốn nhắc cho người xung quanh biết là trong đầu họ đang có rất nhiều mối bận tâm, hiện tại đang rất bận, hiện giờ đang .... Thường thì những người này đều thuộc tuyp "chủ nghĩa nạn nhân". Họ cũng hay đa nghi, có thể hào phòng về tiền bạc hoặc không, nhưng họ yêu cầu mọi thứ phải đạt kết quả tốt nhất. Nhưng họ thường lại khá vất vả. Không vất vả về cuộc sống thì cũng phải vất vả về tinh thần. Tất cả đều biểu hiện trên khuôn mặt. Tướng mặt thường già hơn tuổi. Cơ mặt hoạt động mạnh, căng cứng. Xương gò má cao kèm theo hõm má, hõm thái dương. Hàm cũng thường to, bạnh. Góc hàm có thể cũng vuông.
Những người có tính cách thoải mái thì khác. Họ chọn cuộc sống đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Có một số thì ưu tiên hưởng thụ hơn là lao động. Họ suy nghĩ về mọi việc khá đơn giản. Ưu tiên của họ là: làm việc để sống chứ không phải sống để làm việc. Tuyp người này có cả người lười biếng và cả người chăm chỉ, chịu khó. Điểm chung của họ là đơn giản hóa mọi việc, nhìn cuộc đời với lăng kính màu hồng, hoặc hường, hoặc màu gì cũng được miễn sao là phải tươi và sáng. Họ có thể cũng rất tập trung, rất nhiệt huyết trong cuộc sống và công việc. Nhưng năng lượng tỏa ra từ họ là năng lượng của sự yêu đời, của lý tưởng của niềm tin và hy vọng. Mọi người thường thích kết giao với họ. Họ dễ gần, thoải mái, vô tư, vui vẻ. Tất cả đều thể hiện trên khuôn mặt họ.
Khuôn mặt con người thay đổi qua hai giai đoạn. Nửa đầu cuộc đời khuôn mặt có hình tướng di truyền của bố mẹ, nội , ngoại. Nửa cuộc đời còn lại, hình tướng quyết định bởi tính cách, suy nghĩ, hành vi và những gì đã trải qua nửa đầu cuộc đời. Những gì đã trải qua, những vất vả, những thăng trầm, thành công, thất bại, niềm vui, sung sướng, hạnh phúc... tất cả dần lưu lại trong tiềm thức, ý thức, ảnh hưởng và định hình suy nghĩ, tính cách, quan điểm sống. Tất cả biểu lộ trên khuôn mặt. Các bậc chân tu, khuôn mặt phúc hậu. Người có tấm lòng từ bi, khuôn mặt hoan hỉ, bình yên. Người tâm địa hẹp hòi khuôn mặt khó gần. Người vất vả, khuôn mặt khắc khổ. Người thành đạt, khuôn mặt rạng ngời....
Khi tâm khởi, trùng trùng duyên khởi
Khi chân tâm khai mở vạn sự tất thành
Tóm lại, hình tướng khuôn mặt biểu lộ tâm ta, suy nghĩ của ta, tính cách của ta. Dù ta buồn, ta vui, giận hờn hay oán trách, hoa vẫn nở, nước vẫn trôi, dòng đời vẫn tiếp diễn. Việc chọn thái độ sống, suy nghĩ với sự vật, sự việc, người xung quanh, với cuộc đời là hoàn toàn do ta lựa chọn. Hoan hỉ, yêu đời, đơn giản hóa mọi việc, suy nghĩ tích cực, cơ mặt thư giãn khuôn mặt duyên dáng, xinh, đẹp và trẻ lâu. Căng thẳng, ức chế, hoài nghi...cơ mặt co rút, khuôn mặt căng cứng, mặt biến dạng, mặt lệch, già nhanh
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống…
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Đang tiếp tục cập nhật....